4 Cách để vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông

Biểu hiện của sợ nói trước đám đông: - Cảm giác hồi hộp và sợ hãi khi phải mở lời trước đám đông khán giả. - Liên tục có những suy nghĩ tiêu cực về những tình huống đáng xấu hổ có thể xảy ra với bản thân trong khi đang thuyết trình. - Căng cơ - đặc biệt các cơ ở vùng cổ và lưng.
6/11/2021 10:48:00 AM - VietGrow

Khoảng 75% những người được khảo sát thừa nhận mình mang nỗi sợ này. Thống kê ở riêng Hoa Kỳ cho thấy cứ 10 người dân Mỹ thì có 4 người bày tỏ rằng họ lo sợ mỗi khi phải thuyết trình ở nơi đông người. Vậy nỗi sợ này thực chất là gì? LÀm thế nào để khắc phục chúng? Hãy cùng VietGrow tìm hiểu nhé!




Hội chứng sợ nói trước đám đông là gì?

“Glossophobia” là thuật ngữ chuyên ngành tâm lý học để miêu tả tình trạng sợ nói trước công chúng. Đây là một tên gọi có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, được kết hợp từ từ “glôssa” (nghĩa là cái lưỡi) và từ “phobos” (nghĩa là nỗi sợ). Những người sợ nói trước công chúng có xu hướng cảm thấy căng thẳng hoặc tê cứng người mỗi khi phải đối diện với một đám đông khán giả - kể cả khi đám đông đó chưa đến chục người.

Biểu hiện của sợ nói trước đám đông

Nỗi sợ nói trước công chúng không xảy ra một cách thường trực. Nó chỉ xuất hiện mỗi khi người mang nỗi sợ này sắp phải tham gia vào một công việc hay sự kiện yêu cầu họ phải thuyết trình trước đám đông. Khi đó, họ cảm thấy bị đe dọa, khiến cho cơ thể có phản ứng sản sinh ra adrenaline và steroid. Điều này làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến sự gia tăng huyết áp và nhịp tim để bơm máu đến các cơ. Từ đây, những biểu hiện của người sợ nói trước công chúng gồm có:

- Cảm giác hồi hộp và sợ hãi khi phải mở lời trước đám đông khán giả.

- Liên tục có những suy nghĩ tiêu cực về những tình huống đáng xấu hổ có thể xảy ra với bản thân trong khi đang thuyết trình.

- Căng cơ - đặc biệt các cơ ở vùng cổ và lưng.

- Giọng nói lí nhí hoặc yếu ớt, thở hổn hển hoặc nói không ra hơi.

- Một số người có biểu hiện hoảng hốt tột độ khi đang nói.

-  Cơ thể họ rơi vào tình trạng “tim đập chân run”, mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng, khô miệng, cảm giác nôn ói, chóng mặt hoặc mệt mỏi, đau bao tử, có biểu hiện đi tiểu nhiều trước hoặc sau hoạt động thuyết trình trước đám đông.

Khắc phục nỗi sợ nói trước đám đông

1- Học cách thư giãn

Tìm một nơi thoải mái và nằm trên sàn nhà. Nhắm mắt và tập trung thư giãn mọi bộ phận của cơ thể, bắt đầu từ chân và dần lên vai, cổ và đầu. Sau đó, hãy chú ý đến hơi thở. Để bắt đầu, chỉ cần lưu ý sự hít vào thở ra, sau đó, hãy thử tưởng tượng một nơi bạn có thể liên kết với sự bình tĩnh. Một khi bạn đã quen với việc nhớ lại địa điểm, hay các điều đặc biệt này, nó có thể là biện pháp tốt nhất cho bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng - chẳng hạn như ngay trước khi lên sân khấu để phát biểu.

Học cách thư giãn cần có thời gian nhưng nó sẽ thực sự có ích, đặc biệt nếu bạn thực hiện bài tập này thường xuyên. Sau một thời gian, bạn sẽ có thể nhớ lại cảm giác thư giãn ở bất cứ đâu.

2- Định tâm bản thân

Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thõng, vai hướng xuống và thả lỏng các cơ đầu và cổ. Đầu tiên, hãy cố gắng thu thập suy nghĩ, lúc này, bạn sẽ cảm thấy bản thân trở nên nhẹ hơn. Bây giờ hãy thử tưởng tượng bản thân mình đang cắm rễ xuống đất. Mọi trong lực đều dồn xuống đất thông qua cơ thể bạn. Quá trình này được gọi là "định tâm" và cần quá trình luyện tập. Bây giờ hãy hít vào và cảm nhận hơi thở đi thẳng vào trung tâm của bạn, nghĩa là, hơi thở đến tận đáy phổi và vào dạ dày. Thở ra cho phép cơ hoành của bạn kiểm soát hơi thở.

3- Nhận biết không gian của bạn

Căng thẳng thường đến từ những điều chưa biết, vì vậy hãy đi đến phòng hoặc hội trường nơi sẽ phát biểu và đi bộ xung quanh đó, nói điều gì đó thành tiếng. Bạn có thể nói một phần bài phát biểu của bạn và di chuyển xung quanh để giọng nói của bạn lấp đầy không gian.

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về chủ đề mình sắp nói

Điều này nghe có vẻ là điều rất hiển nhiên, nhưng quan trọng là phải tự tin vào chủ đề sẽ nói. Lập kế hoạch cho bài phát biểu và thực hành nó bằng cách nói to và hãy tưởng tượng một kết quả tích cực sau bài phát biểu. Những điều này sẽ khiến bài phát biểu trở nên rõ ràng và trôi chảy khi diễn thuyết trước công chúng.

Thực hành nhiều lần và đọc lại những chỗ bạn cần sử dụng để nhấn mạnh hoặc tạm dừng để người nghe tiếp thu thông tin. Đánh dấu chúng trên bài phát biểu một cách rõ ràng và chính xác.

Lên sân khấu như một diễn viên

Hãy dành một vài phút suy nghĩ về những khía cạnh tích cực của những gì bạn sắp làm, điều này giúp đẩy lùi nỗi sợ của bạn. Bạn có thể tự hỏi: khán giả của tôi nhận được gì sau bài phát biểu này? Tôi sẽ đạt được gì sau bài phát biểu? Sau đó, bạn có thể mang những cảm xúc tích cực từ những câu hỏi này lên sân khấu. Cảm xúc có thể là sự phấn khích, thỏa mãn, nhưng hiệu quả là nó sẽ cung cấp một lối thoát cho adrenaline của bạn.

4 - Hít thở vài phút trước khi bạn tiếp tục phát biểu

Ngay trước khi bắt đầu bài phát biểu của mình, hãy hít vào, đếm đến bảy và thở ra. Làm điều này ba hoặc bốn lần. Nó giúp làm chậm quá trình tích tụ adrenaline và giúp làm giảm nhịp tim, từ đó làm giảm cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Một bài tập thể dục ngắn là một cách tốt để chống lại tác dụng của adrenaline mà cơ thể chúng ta đang mong đợi sử dụng.

Bài tập làm nóng: Đứng trong tư thế thoải mái, hai đầu gối rộng bằng vai. Duỗi thẳng tay lên trần nhà, mở rộng cánh tay và chân càng xa càng tốt. Từ từ ngồi xổm xuống, đặt tay xuống sàn. Lặp lại điều này hai hoặc ba lần. Quay trở lại vị trí đứng ban đầu, xoay vai và sau đó mở rộng cánh tay sang một bên và lặp lại. Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng. Sau đó, chạy nhẹ nhàng, chậm rãi tại chỗ trong một phút hoặc lâu hơn, đảm bảo rằng bạn đang di chuyển cánh tay của bạn. Cuối cùng thả lỏng bằng cách lắc tay và chân. Hãy nhớ rằng, đừng lạm dụng bài tập này nếu bạn không muốn bị kiệt sức trước khi phát biểu.

Trên đây là một số phương pháp của Ros và Neil Johnson về khắc phục nỗi sợ khi diễn thuyết trước nhiều người. Ros và Neil Johnson là những người sáng lập của Dramreaursus, người điều hành các hội thảo Shakespeare, các khóa học kịch và các khóa học hè. Họ đã trở lại Hội đồng Anh tại Malaysia để tổ chức một số hội thảo về việc sử dụng các kỹ thuật sân khấu trong lớp học vào đầu năm 2017. 

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho những người đang mắc nỗi lo sợ khi đứng trước đám đông có thể giải quyết được vấn đề và tự tin diễn thuyết.

 

Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Phát Triển Việt

Địa chỉ: Lầu 2, toà nhà Thiên Sơn, số 9 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy phép ĐKKD số 0315409967 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 27 tháng 11 năm 2018

Copyright ©2024 all rights reserved

Biểu hiện của sợ nói trước đám đông: - Cảm giác hồi hộp và sợ hãi khi phải mở lời trước đám đông khán giả. - Liên tục có những suy nghĩ tiêu cực về những tình huống đáng xấu hổ có thể xảy ra với bản thân trong khi đang thuyết trình. - Căng cơ - đặc biệt các cơ ở vùng cổ và lưng.